LIÊN HIỆP CÁC HỘI KINH TẾ ASEAN

 

HỘI KHOA HỌC KINH TẾ VIỆT NAM

 

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH

VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

 

THỜI BÁO KINH TẾ VIỆT NAM

 

TRUNG TÂM THÔNG TIN VÀ TƯ VẤN

PHÁT TRIỂN

 

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU

PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

 

TRUNG TÂM HỖ TRỢ

CHUYỂN GIAO KỸ THUẬT CHO

NÔNG DÂN VÀ MIỀN NÚI

 

CÔNG TY TƯ VẤN ĐẦU TƯ

CONCETTI

 

 

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, TƯ VẤN

VÀ THÔNG TIN KINH TẾ

 

 

HỘI KHOA HỌC KINH TẾ

TỈNH SƠN LA

\

 

VIỆN KINH TẾ VIỆT NAM

 

VIỆN KINH TẾ VÀ CHÍNH TRỊ

THẾ GIỚI

 

VIỆN QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG

 

VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN

 

NGHỊ QUYẾT CỦA ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN IV  HỘI KHOA HỌC KINH TẾ VIỆT NAM

 

(Nghị quyết đã được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Hội thông qua ngày 29/12/2006)

_____________________________________

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Hội KHKTVN họp ngày 29 háng 12 năm 2006 tại Hà Nội. Tham dự Đại hội có 150 đại biểu.

Đại hội đã nghe Tổng thư ký hội thay mặt Ban chấp hành trung ương trình bày Báo cáo tổng kết hoạt động của Hội nhiệm kỳ III (2001-2006) và phương hướng hoạt động của 5 năm tới (2007-2011).

Đại hội đã thảo luận về các nội dung trong Báo cáo và nhất trí đánh giá cao những thành tựu mà Hội đã đạt được trong thời gian 5 năm vừa qua. Đại hội đặc biệt biểu dương sự nỗ lực của tập thể và cá nhân hội viên các đơn vị trong Hội đã tìm tòi, phát huy sáng kiến để có những hoạt động thiết thực, có hiệu quả, đóng góp tích cực vào quá trình Đổi mới và phát triển đất nước. Các đơn vị tiêu biểu có thành tích nổi bật là Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, Thời báo kinh tế Việt Nam, Hội khoa học kinh tế tỉnh Sơn La và một số đơn vị khác.

Đại hội nhấn mạnh tới việc tổng kết các phương thức và mô hình hoạt động tốt, phát huy tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm, huy động tính sáng tạo và các nguồn lực để thực hiện các chức năng của một đoàn thể xã hội - nghề nghiệp như nghiên cứu khoa học, phản biện và giám định xã hội, đào tạo, phổ biến kiến thức và cung cấp thông tin.

Đại hội cũng phân tích những điểm yếu và những vấn đề mà Hội cần tiếp tục giải quyết trong thời gian tới để hoạt động của Hội hiệu quả hơn, đi vào chiều sâu và có những đóng góp lớn hơn.

Đại hội thống nhất với 9 phương hướng lớn trong hoạt động của thời gian tới mà Ban chấp hành nhiệm kỳ III đã đề xuất. Đó là:

1- Tiến hành tổng kết, rút kinh nghiệm về tất cả các mặt hoạt động của các cấp Hội, nhằm đóng góp ý kiến cho Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Hội và chương trình công tác 2006-2010.

2- Củng cố hệ thống tổ chức của Hội từ Trung ương đến các hội thành viên và chi hội.

3- Đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, giám định và phản biện xã hội. Cần chủ động tìm tòi và đề xuất các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của các cơ quan quản lý, của các doanh nghiệp và của xã hội nói chung. Từng bước hình thành các đề tài nghiên cứu có khả năng liên kết các đơn vị của Hội trong nhiều tỉnh, thành, nhiều trung tâm cùng tham gia.

4- Tiếp tục tìm tòi các biện pháp thúc đẩy công tác nghiên cứu khoa học, tư vấn và đào tạo của các cấp Hội, nhằm làm cho công tác này thực sự trở thành nền tảng gắn kết các hội viên với nhau, kết nối giữa hoạt động của Hội với thị trường và với các yêu cầu của xã hội.

5- Tổ chức tốt các câu lạc bộ khoa học, cung cấp nhiều hơn thông tin cho các Hội địa phương bằng các hình thức ấn phẩm, thông tin điện tử, cử chuyęn gia thuyết trình, v.v... Tăng cường các hình thức giao lưu và liên kết hoạt động để nâng cao chất lượng của các hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội. Tổ chức tốt các cơ quan ngôn luận, báo chí, mạng thông tin điện tử để liên kết và học hỏi.

6- Bên cạnh các ấn phẩm mang tính thông tin ngắn hạn, Hội cần có ấn phẩm mang sắc thái khoa học nhiều hơn, để trao đổi ý kiến, tranh luận và là địa chỉ cho các nhà khoa học trẻ công bố các công trình nghiên cứu.

7- Thực hiện các biện pháp nhằm tăng cường mối quan hệ của Hội với các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể; trên cơ sở đó tạo điều kiện để các phân hội và chi hội phát huy được vai trò tư vấn, phản biện chính sách và hỗ trợ phát triển. Hội cần chủ động hơn trong việc đề xuất các nhiệm vụ nghiên cứu để làm tư vấn cho các cơ quan Đảng và Chính quyền các cấp, khẳng định vai trò của Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam, nhưng không hoạt động chồng chéo với các cơ quan nghiên cứu của Nhà nước, mà là bổ sung và phản biện khoa học. Cũng cần tổ chức tập hợp lực lượng khoa học để có thể nhận một số đề tài giám định và phản biện khoa học cho các đề án lớn của Nhà nước.

8- Triển khai dự án xây dựng khu liên hiệp khoa học - đào tạo tại Bắc Ninh với chất lượng tốt, theo cơ chế minh bạch và hiệu quả. Bảo đảm cơ bản hoàn thành khu liên hợp này trong nhiệm kỳ IV của Hội, biến khu Liên hợp này thành một công trình văn hoá đẹp, hiện đại và có hoạt động mang lại hiệu quả thiết thực.

9- Duy trì các quan hệ quốc tế đă có và chủ động mở rộng hơn các quan hệ hợp tác. Xúc tiến ngay công tác chuẩn bị cho việc chủ trì tổ chức Hội nghị FAEA tại Việt Nam năm 2008 (cả về nội dung, tổ chức và tài chính).

Đại hội đã lựa chọn, xác định danh sách những người được đề cử vào BCH trung ương nhiệm kỳ IV và bầu ra Ban chấp hành trung ương mới gồm 35 ủy viên.

Đại hội nhất trí rằng chưa cần phải sửa đổi Điều lệ của Hội.

Đại hội giao cho Ban chấp hành trung ương mới tiếp tục cụ thể hóa các phương hướng nói trên thành kế hoạch hoạt động và phối với với các Hội địa phương, ngành, các chi hội trực thuộc để thực hiện.

Đại hội hoàn thành chương trình làm việc và bế mạc lúc 13h00 ngày 29 tháng 12 năm 2006.