LIÊN HIỆP CÁC HỘI KINH TẾ ASEAN

 

HỘI KHOA HỌC KINH TẾ VIỆT NAM

 

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH

VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

 

THỜI BÁO KINH TẾ VIỆT NAM

 

TRUNG TÂM THÔNG TIN VÀ TƯ VẤN

PHÁT TRIỂN

 

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU

PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

 

TRUNG TÂM HỖ TRỢ

CHUYỂN GIAO KỸ THUẬT CHO

NÔNG DÂN VÀ MIỀN NÚI

 

CÔNG TY TƯ VẤN ĐẦU TƯ

CONCETTI

 

 

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, TƯ VẤN

VÀ THÔNG TIN KINH TẾ

 

 

HỘI KHOA HỌC KINH TẾ

TỈNH SƠN LA

\

 

VIỆN KINH TẾ VIỆT NAM

 

VIỆN KINH TẾ VÀ CHÍNH TRỊ

THẾ GIỚI

 

VIỆN QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG

 

VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN

ĐIỀU LỆ

CỦA HỘI KHOA HỌC KINH TẾ VIỆT NAM

 

(Bản điều lệ này đã được Đại hội đại biểu lần thứ III của Hội

thông qua ngày 24/11/2001)

 

I. TÔN CHỈ, MỤC ĐÍCH

Điều 1:  
 

Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của các nhà kinh tế Việt nam tự nguyện gia nhập Hội và tham gia các hoạt động của Hội với mục đích cùng nhau tiên hành các hoạt động khoa học và dịch vụ khoa học góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước.

Hội hoạt động trong phạm vi cảc nước. Trụ sở đặt tại Hà Nội. Hội có con dấu và tài khoản riêng.

Hội hoạt động theo pháp luật Nhà nước và Điều lệ của Hội.

Trong giao dịch đối ngoại, Hội có tên bằng tiếng Anh là Vietnam Economic Association, viết tắt là VEA.

Điều 2:  
  Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam là thành viên của Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), của Hiệp hội các Hội khoa học kinh tế các nước Đông Nam Á, và của Hiệp hội khoa học kinh tế quốc tế (IEA).
Điều 3:  
 

Nhiệm vụ của Hội là:

a. Tổ chức, hỗ trợ việc nghiên cứu khoa học về kinh tế nhằm tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận, góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế của đất nước ở tầm vĩ mô cũng như vi mô.

b. Nghiên cứu, tư vấn, phản biện và giám định các dự án kinh tế - xã hội theo yêu cầu của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức kinh tế, xã hội trong và ngoài nước.

c. Truyền bá kiến thức khoa học về kinh tế, bồi dưỡng nâng cao trình độ khoa học cho các hội viên.

d. Thành lập và hỗ trợ các hội viên thành lập các tổ chức nghiên cứu, đào tạo, thông tin, tư vấn, dịch vụ khoa học. Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các hội viên trong các hoạt động khoa học và dịch vụ khoa học.

e. Cộng tác với các nhà kinh tế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài vì sự nghiệp phát triển kinh tế và phát triển khoa học kinh tế. Phát triển quan hệ quốc tế.

   
II. TỔ CHỨC
  A. HỘI VIÊN
Điều 4:  
 

Những công dân Việt Nam làm công tác nghiên cứu, giảng dạy về kinh tế và thực hành trong các ngành kinh tế có quan tâm đến khoa học kinh tế, đều có thể trở thành hội viên của Hội.

Điều kiện để trở thành hội viên là:

- Tán thành Điều lệ của Hội và tự nguyện tham gia các hoạt động của Hội.

- Được một tổ chức cơ sở của Hội kết nạp.

Trường hợp một tập thể các nhà kinh tế thuộc một tổ chức nhất định muốn gia nhập Hội thì người đại diện tập thể đó làm đơn đề nghị, Trung ương Hội (Ban thường vụ) hay Ban chấp hành các Phân hội quyết định.

Điều 5:  
 

Hội viên có những quyền và quyền lợi sau:

a. Được tham gia các hoạt động của Hội, được các tổ chức của Hội ưu tiên, ưu đãi trong việc cung ứng các tài liệu khoa học, các dịch vụ khoa học.

b. Được Hội hỗ trợ trong các hoạt động khoa học và dịch vụ khoa học.

c. Được Hội bảo vệ khi các quyền lợi hợp pháp trong hoạt động khoa học và dịch vụ khoa học bị vi phạm.

d. Được thảo luận và biểu quyết các công việc của Hội, bầu cử và ứng cử vào các cơ quan lãnh đạo của Hội.

Điều 6:  
 

Hội viên có những nhiệm vụ sau:

a. Hoạt động trong một tổ chức của Hội, đóng góp thiết thực vào các hoạt động của Hội.

b. Đóng hội phí theo quy định của Hội.

   
  B. ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC
Điều 7:  
  Đại hội đại biểu toàn quốc là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội. Đại hội họp 5 năm một lần theo triệu tập của Ban Chấp hành Trung ương Hội. Đại hội có thể họp bất thường theo yêu cầu của 2/3 số ủy viên Trung ương Hội. Số đại biểu dự Đại hội được bầu theo tỷ lệ hội viên do Trung ương Hội quy định.
Điều 8:  
 

Đại hội có những nhiệm vụ, quyền hạn sau:

a. Thảo luận, quyết định về Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Hội về tình hình của Hộ và về chương trình hoạt động của Hội.

b. Bổ sung, sửa đổi Điều lệ của Hội.

c. Bầu Ban Chấp hành Trung ương Hội.

Đại hội quyết định theo đa số các đại biểu có mặt.

Điều 9:  
 

Giữa hai kỳ Đại hội, Ban Chấp hành Trung ương Hội (gọi tắt là Trung ương Hội) là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội.

Số lượng ủy viên Trung ương Hội do Đại hội quyết định.

Nhiệm kỳ của Trung ương Hội là 5 năm.

Trung ương Hội họp mỗi năm một lần theo triệu tập của Ban Thường vụ Trung ương Hội và có thể họp bất thườngkhi có yêu cầu của đa số ủy viên Ban Thường vụ hoặc đa số ủy viên Trung ương Hội.

Điều 10:  
 

Trung ương Hội có những nhiệm vụ, quyền hạn sau:

a. Tổ chức thực hiện nghị quyết của Đại hội.

b. Thảo luận, quyết định về Báo cáo của Ban Thường vụ Trung ương Hội về tình hình của Hội và về chương trình hoạt động hàng năm của Hội.

c. Bầu và bãi miễn các thành viên của Ban Thường vụ Trung ương Hội. Thi hành kỷ luật đối với các ủy viên Trung ương Hội, các ủy viên Ban Chấp hành các Phân hội. Bổ sung ủy viên vào Ban Chấp hành Trung ương Hội; số ủy viên bổ sung không được vượt quá 1/4 số ủy viên do Đại hội bầu ra.

d. Quyết định triệu tập Đại hội.

e. Quyết định hội phí và tỷ lệ phân chia hội phí giữa Trung ương Hội và các cấp Hội.

Nghị quyết của Trung ương Hội có hiệu lực khi được đa số ủy viên có mặt biểu quyết tán thành.

Điều 11:  
 

Ban Thường vụ Trung ương Hội là cơ quan điều hành công việc của Hội giữa hai kỳ họp của Trung ương Hội. Ban Thường vụ có những nhiệm vụ, quyền hạn sau:

a. Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Đại hội và của Trung ương Hội.

b. Công nhận thành lập hoặc giải thể các Phân hội, công nhận danh sách Ban Chấp hành các Phân hội.

c. Quyết đinh thành lập, giải thể các Ban chuyên môn của Trung ương Hội, các cơ quan giúp việc Trung ương Hội, các tổ chức trực thuộc Trung ương Hội; quyết định nhân sự của các cư quan, tổ chức này.

d. Quyết định các vấn đề tài chính - ngân sách củaTrung ương Hội.

Điều 12:  
 

Ban Thường vụ gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký và một số ủy viên.

Ban Thường vụ họp mỗi năm hai lần, khi cần có thể họp bất thường theo triệu tập của Chủ tịch hoặc theo yêu cầu của 1/3 số ủy viên thường vụ. Nghị quyết của Ban Thường vụ có hiệu lực khi có đa số thành viên của Ban Thường vụ có ặt và được đa số thành viên có mặt biểu quyết tán thành.

Chủ tịch, Phó Chủ tịch thứ nhất và Tổng Thư ký thay mặt Ban Thường vụ điều hành công việc hàng ngày của Hội.

Điều 13:  
 

Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam được tổ chức theo ngành và theo lãnh thổ. Các Hội Khoa học Kinh tế Ngành và các Hội Khoa học Kinh tế Tỉnh, Thành phố (hay Tỉnh hội, Thành hội) là Phân hội của  Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam. Các Hội Khoa học Kinh tế Tỉnh, Thành phố vừa là Phân hội của Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam, vừa là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Tỉnh, Thành phố.

Để trở thành Phân hội của Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam, các Hội Khoa học Kinh tế Ngành và Tỉnh, Thành phố phải được Trung ương Hội (Ban Thường vụ) côn nhận. Hoạt động của các Phân hội phải tuân thủ Điều lệ của Hội và sự chỉ đạo của Trung ương Hội.

Điều 14:  
 

Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu của Phân hội bầu ra Ban Chấp hành Phân hội nhiệm kỳ 5 năm. Ban Chấp hành cử ra Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và Tổng Thư ký để điều hành các hoạt động của Phân hội. Danh sách Ban Chấp hành phải được Ban Thường vụ Trung ương Hội công nhận.

Hàng năm, Ban Chấp hành Phân hội phải gửi về Trung ương Hội báo cáo về tình hình tổ chức và hoạt động của Phân hội, danh sách hội viên, phần hội phí phải nộp về Trung ương Hội theo quy định.

   
  E. CÁC TỔ CHỨC CƠ SỞ CỦA HỘI
Điều 15:  
 

Nơi nào có từ 3 hội viên trở lên được thành lập chi hội. Chi hội là tổ chức cơ sở của Hội, gồm các nhà kinh tế cùng nghề nghiệp, cùng chí hướng để cùng nhau tiến hành các hoạt động khoa hoc và dịch vụ khoa học. Chi hội trực thuộc Trung ương Hội do Ban Thường vụ Trung ương Hội công nhận, các chi hội khác do Ban chấp hành các Phân hội công nhận.

Chi hội bầu ra Chủ tịch để điều hành các hoạt động của chi hội. Nếu có đông hội viên thì bầu ra Ban Chấp hành chi hội gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Thư ký. Chủ tịch chi hội hoặc Ban Chấp hành chi hội phải được cơ quan quyết định thành lập chi hội công nhận.

Điều 16:  
 

Các tổ chức khoa học và dịch vụ khoa học do Hội (Ban Thường vụ Trung ương Hội hoặc Ban Chấp hành các Phân hội) thành lập và đăng ký hoạt động theo pháp luật, là những tổ chức triển khai các hoạt động của Hội trên cơ sở tự tài trợ. Các tổ chức này do từng nhóm hội viên bỏ vốn, bỏ sức xây dựng nên, tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi, có tư cách pháp nhân, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật, mỗi loại hình tổ chức bị điều chỉnh bởi những luật lệ tương ứng của Nhà nước.

Việc quản lý, chỉ đạo của Hội đối với các tổ chức này một mặt phải tôn trọng tính độc lập tự chủ của mỗi tổ chức thể hiện ở Điều lệ của tổ chức đã được Nhà nước phê chuẩn, mặt khác phải đảm bảo việc tuân thủ pháp luật Nhà nước và tôn chỉ mục đích của Hội. Nếu phát hiện có hành vi sai phạm, Hội có trách nhiệm can thiệp trong phạm vi quyền hạn của mình hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước can thiệp.

Quan hệ về nghĩa vụ, quyền hạn giữa Hội và các tổ chức này phải được xác định bằng Quy chế do cơ quan có thẩm quyền của Hội ban hành.

Cơ quan nào của Hội (Ban Thường vụ Trung ương Hội hoặc Ban Chấp hành các Phân hội) ra quyết định thành lập các tổ chức khoa học và dịch vụ khoa học thì cơ quan đó chịu trách nhiệm quản lý và chỉ đạo các tổ chức ấy theo những nguyên tắc đã nêu.

Các tổ chức khoa học và dịch vụ khoa học không do Hội thành lập vẫn có thể được Hội bảo trợ trên cơ sở thỏa thuận. Trong văn bản thỏa thuận, cần định rõ quan hệ về nghĩa vụ, quyền hạn giữa cơ quan bảo trợ và tổ chức nhận bảo trợ. Cơ quan bảo trợ có thể là Trung ương Hội, có thể là Ban Chấp hành các Phân hội.

   
III. TÀI CHÍNH
Điều 17:  
 

Tài chính của Hội hình thành từ các nguồn sau:

- Hội phí do hội viên đóng;

- Các khoản thu do hoạt động khoa học và dịch vụ khoa học của Hội mang lại;

- Các khoản đóng góp của các tổ chức do Hội thành lập hoặc bảo trợ;

- Các khoản tặng của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước;

- Tài trợ của Nhà nước.

Nguồn tài chính của cấp nào do cấp đó quản lý và sử dụng.

   
IV. KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT
Điều 18:  
 

Hội viên hay tổ chức của Hội có thành tích xuất sắc thì được các cơ quan lãnh đạo của Hội khen thưởng hoặc đề nghị Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật hoặc Nhà nước khen thưởng.

Hội viên hay tổ chức của Hội vi phạm pháp luật, vi phạm Điều lệ của Hội hoặc có hành vi làm tổn hại đến thanh danh của Hội thì tùy mức độ sai phạm, phải chịu kỷ luật từ khiển trách, cảnh cáo đến yêu cầu rút ra khỏi Hội.

Hội viên hay tổ chức do cấp nào quản lý thì do cấp đó khen thưởng hay kỷ luật.

Việc thi hành kỷ luật đối với một ủy viên Ban Chấp hành Phân hội do Ban Chấp hành Phân hội xét, đề nghị Ban Chấp hành Trung ương Hội quyết định. Việc thi hành kỷ luật đối với một ủy viên Trung ương Hội do Ban Chấp hành Trung ương Hội xét, quyết định.

   
V. SỬA ĐỔI ĐIỀU LỆ
Điều 19:  
 

Bản Điều lệ này gồm 5 chương, 19 đều đã được Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam nhiệm kỳ III thông qua ngày 24 tháng 6 năm 2001.

Chỉ có Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội mới có quyền bổ sung, sửa đổ Điều lệ Hội.

   
 

Hà Nội, ngày 28 tháng 6 năm 2001

THAY MẶT ĐOÀN CHỦ TỊCH ĐẠI HỘI: (đã ký)

Gs. Trần Phương

Gs. Đào Nguyên Cát

Gs. Trần Ngọc Hiên